Giao Lưu Giáo Viên - Cựu Học Sinh - Học Sinh Trường THCS Tam Phước - Châu Thành - Bến Tre
Đăng Ký thành viên đễ cùng chia sẽ nhé

Join the forum, it's quick and easy

Giao Lưu Giáo Viên - Cựu Học Sinh - Học Sinh Trường THCS Tam Phước - Châu Thành - Bến Tre
Đăng Ký thành viên đễ cùng chia sẽ nhé
Giao Lưu Giáo Viên - Cựu Học Sinh - Học Sinh Trường THCS Tam Phước - Châu Thành - Bến Tre
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Giao Lưu Giáo Viên - Cựu Học Sinh - Học Sinh Trường THCS Tam Phước - Châu Thành - Bến Tre

Địa chỉ : Ấp 3 Xã Tam Phước - Huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre ĐT : 0753 860 913

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



Latest topics
» [Mu Việt Nam] Season 6.4 - Aphatest 14/10 - Tặng Item Full +15 khi khởi tạo nhân vật - Nhiều tính năng mới hấp dẫn - Event hàng tuần - Giftcode cho tân thủ - Mau mau tham gia
Những Bài Văn Mẫu EmptyMon Oct 08, 2012 9:23 am by bluesky089

» Kênh Truyện - Đọc và Chia Sẻ Truyện http://kenhtruyen.com
Những Bài Văn Mẫu EmptyThu Mar 01, 2012 1:38 am by Admin

» vietpon mua sản phẩm chất lượng, giá tốt.
Những Bài Văn Mẫu EmptyMon Oct 10, 2011 3:28 pm by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Những Bài Văn Mẫu EmptyMon Oct 10, 2011 3:18 pm by tuquynh

» Những Bài Văn Mẫu
Những Bài Văn Mẫu EmptyWed Sep 28, 2011 12:03 am by Admin

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Những Bài Văn Mẫu EmptyMon Sep 12, 2011 9:36 am by tuquynh

» [Nhật ký] Du lịch bụi Cambodia-Sihanouk Ville 1/2011 : di chuyển
Những Bài Văn Mẫu EmptyMon Jul 25, 2011 8:25 pm by Admin

» ĐỀ THI VÀO 10 MÔN TIẾNG ANH 2011
Những Bài Văn Mẫu EmptyMon Jul 25, 2011 8:24 pm by Admin

» Tắm trắng 1 lần hiệu quả ngay
Những Bài Văn Mẫu EmptySat Jul 16, 2011 9:23 pm by hoanghien233

» Tour du lịch miền Trung
Những Bài Văn Mẫu EmptyThu Jul 14, 2011 8:52 pm by hoanghien233

» Đề thi vào 10 môn Ngữ văn 2011 (chính thức)
Những Bài Văn Mẫu EmptyWed Jun 22, 2011 12:11 pm by ngoan

» (vietnamnet)7 người ăn mày nổi tiếng nhất thế giới
Những Bài Văn Mẫu EmptyWed Jun 15, 2011 2:36 pm by hoanghien233

» Đề thi thử vào 10 năm 2011 môn Toán (mới)
Những Bài Văn Mẫu EmptyTue Jun 14, 2011 2:27 pm by ngoan

» Du lịch xứ Huế mộng mơ
Những Bài Văn Mẫu EmptySat Jun 11, 2011 10:34 am by hoanghien233

» Đề thi thử vào 10 môn TIẾNG ANH
Những Bài Văn Mẫu EmptySat Jun 11, 2011 9:18 am by ngoan

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of THCS Tam Phước on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of Giao Lưu Giáo Viên - Cựu Học Sinh - Học Sinh Trường THCS Tam Phước - Châu Thành - Bến Tre on your social bookmarking website

RSS feeds

Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 



You are not connected. Please login or register

Những Bài Văn Mẫu

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Những Bài Văn Mẫu Empty Những Bài Văn Mẫu Thu Jun 03, 2010 9:19 pm

Admin

Admin
Admin
Admin



[You must be registered and logged in to see this link.]







CHẾC LƯỢC NGÀ[/center]


Nguyễn Quang Sáng – nhà văn của Nam Bộ, ông rất am hiểu về cuộc sống và con người miền Nam. Tác phẩm của ông có rất nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết và đặc biệt là hai kịch bản phim rất nổi tiếng đó là : “Cánh đồng hoang” và “ Mùa gió chướng”. Chiếc lược ngà là một trong những truyện ngắn đặc sắc của ông. Truyện ngắn này được viết năm 1966 khi ông đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nội dung truyện thể hiện tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp và sâu nặng của cha con anh Sáu trong hoàn cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh. Đồng thời giúp ta thấy được sự bất công của chiến tranh đem lại cho mọi người. Chiếc lược ngà là truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sự bất ngờ như chúng ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện trong tác phẩm đã làm trào dâng những cảm xúc mãnh liệt nhất trong lòng mỗi độc giả.

Truyện xoay quanh đề tài tình cảm cha con anh Sáu, đặc biệt đến nhân vật bé Thu – một nhân vật có nội tâm đầy sự mâu thuẫn. Thu là một cô bé phải sống xa cha từ nhỏ. Tuy vậy trong trái tim ngây thơ, nồng nhiệt của bé Thu vẫn in đậm, chất chứa hình bóng người cha thân yêu qua những lần xem hình ba chụp. Ba – là cả một chuỗi dài nhớ nhung không bao giờ nguôi trong lòng Thu. Mặc dù rất yêu cha nhưng khi gặp cha Thu lại có những hành động hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ của mình. Khi nấu cơm cái nồi cơm quá to, Thu cần phải có sự giúp đỡ của người lớn. Tình huống đó khiến chúng ta hồi hộp và cho rằng Thu sẽ chịu thua và gọi anh Sáu một tiếng “ba”. Nhưng thật bất ngờ, Thu nhất quyết không chịu gọi ba để nhờ vã. Qua đó, ta thấy cá tính của bé Thu thật mạnh mẽ. Vì lẽ gì Thu lại cứng đầu không chịu gọi anh Sáu là cha? Nguyên nhân là vết sẹo trên mặt anh Sáu . Thu không chấp nhận bất cứ lời giải thích nào kể cả mẹ nó – người mà Thu tin tưởng, đặt niềm tin nhiều nhất. Thu lăn lộn thờ dài khi nghe ngoại giải thích. Chắc có lẽ, Thu suy nghĩ mông lung lắm, ân hận lắm. Thu không nhận cha chỉ vì vết sẹo. Quả là những suy nghĩ trẻ con nhưng chính điều đó đã giúp cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn. Thu chỉ muốn dành tình cảm cho người ba thân yêu mà hình ảnh vẫn khắc sâu trong tim nhỏ bé của mình. Đó chính là đỉnh cao của tình yêu thương. Những chi tiết “ đến giờ phút cuối cùng Thu đã bật lên tiếng ba xé lòng …” cùng với những biểu hiện “ dang cả hai chân ôm chặt lấy ba nó…” đã làm tăng thêm giá trị câu chuyện và giúp mọi người đọc chúng ta biết được “tình cảm cha con như một ngọn lửa bùng cháy không gì có thể dẫp tắt được.” Tình cảm của bé Thu dành cho ba mình thật ấm nồng, thiêng liêng quá.

Trong truyện tác giả không chỉ chú ý đến tình cảm của bé Thu mà tình cảm yêu thương con của anh Sáu cũng được nhắc đến rất nhiều. Tình cảm cha con trong lòng anh luôn tồn tại mãnh liệt. Trong những lúc ở chiến khu, lần nào vợ anh đến thăm cũng hỏi về con. Đó chiính là tình cảm yêu thương của người cha làm Cách Mạng xa nhà không được gặp con. Nhưng tình cảm của anh không được bé Thu chấp nhận, lúc đấy anh trở nên suy sụp và đáng thương. Anh vẫn dành tình yêu thương vô bờ bến cho con gái của mình.

Nhưng chuyện gì cũng có chừng mực, cuối cùng anh đã kiềm chế không nỗi và đã đánh con. Đánh con để giải tỏa bức xúc tinh thần. Điều đó càng chứng tỏ anh rất thương con. Với anh sự khao khát muốn được gặp con, được nghe con gọi ba từng giây từng phút, được chăm sóc nựng nịu con cũng không được đáp ứng. Ngược lại còn nhận được sự lạnh nhạt, lãng tránh của con. Đó là bi kịch mà chiến tranh đã mang lại. Chính nhờ chi tiết “anh dồn hết sức lực của mình vào việc làm chiếc lược …” đã giúp ta thấy được tình phụ tử trong lòng mỗi người cha là một tình cảm thiêng liêng, bất diệt. Tuy anh Sáu đã hi sinh nhưng tình phụ tử thì không thể chết được. Lúc hấp hối, “anh đưa tay vào túi móc cây lược” đưa cho anh Ba và nhìn một hồi lâu rồi tắt thở. Tuy không nói một lời nhưng chính cái nhìn của anh đã chất chứa biết bao nỗi niềm chưa được nói của anh Sáu - hình ảnh của người cha hết mực yêu thương con, cũng như bé Thu – một cô bé ương ngạnh nhưng cũng hồn nhiên, vô tư như bao đứa trẻ khác đã để lại trong lòng độc giả một ấn tượng sâu sắc.

Chiếc lược ngà với dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” sẽ mãi là kỷ vật là nhân chứng hiện thân về nỗi đau mất mát người thân mà chiến tranh đã đem lại cho con người chúng ta. Qua tác phẩm này tác giả còn muốn gửi gắm đến cho bạn đọc một thông điệp: “Tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ tận đáy lòng chuáng ta và sẽ trở nên bất diệt dù đứng trước những hoàn cảnh khó khăn”.

Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã rất thành công trong việc kết hợp với miêu tả nội tâm nhân vật, xây dựng nhân vật nhất quán với tính cách. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất với góc nhìn của anh Ba – người bạn cùng chiến đấu với anh Sáu. Điều đó làm cho sự việc trở nên khách quan, tạo điều kiện cho người viết bày tỏ sự đồng cảm của mình với từng nhân vật. Hơn thế nữa, truyện lại có sự sắp xếp rất chặt chẽ với nhiều tình huống bất ngờ làm người đọc thấy hứng thú và hồi hộp như hòa nhập vào câu chuyện.

Truyện đã khơi lại khoảng thời gian đánh giặc giữ nước của các chiến sĩ,giúp ta thấy được sự mất mát và nỗi đau của chiến tranh đem lại. Tình cảm của cah con anh Sáu đã vượt qua thử thách của chiến trang để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng, trường tồn và gắn bó với tình yêu quê hương, đất nước. Và cảm động hơn nữa trước tình cảm cha con ấm nồng, sâu nặng của hai thế hệ trên cùng một con đường Cách Mạng.

PHẠM MINH QUÝ



Được sửa bởi Admin ngày Sat Feb 19, 2011 5:10 pm; sửa lần 1.

http://www.minhquy888pham.co.cc

2Những Bài Văn Mẫu Empty Re: Những Bài Văn Mẫu Thu Jun 03, 2010 9:23 pm

Admin

Admin
Admin
Admin

TẢN MẠN VỚI HOA MAI



Người ta thường gọi tên của một quốc gia bằng tên của một loài hoa, dù loài hoa đó không là tài sản riêng của đất nước ấy mà hiện diện ở hầu khắp thế giới. Hoa mai ở Việt Nam thì không như thế, dù cái tầm của mai thì dư sức đạt đến điều đó.
Bungari là đất nước hoa hồng. Hà Lan là xứ sở của hoa tuylip, cũng như hoa anh đào được coi là biểu tượng của xứ sở Phù Tang. Cũng là hoa, là là, là cỏ cây như bao loài thảo mộc khác, nhưng những loài hoa ấy mang trên mình sứ mệnh của một đất nước, chuyển tải cái hồn của cả một dân tộc. Người Nhật từng tôn sùng hoa anh đào là kuni ho hana (quốc hoa) cũng với ý nghĩa ấy. Hoa Mai ở Việt Nam thì không như thế, dù cái tầm của mai thì dư sức đạt đến điều đó. Ấy là tôi”nghĩ hộ” cho hoa mai vậy, chứ bản thân hao mai chắc cũng đã hài lòng với các “tước hiệu”: sứ giả cảu mùa xuân, loài hoa cao quý, kẻ song hành với các nhà thơ,… mà bao thế hệ Con Rồng, Cháu Tiên dành tặng cho hoa Mai.
Cũng như hoa Đào ngoài Bắc, hoa mai đến với dân Việt Nam mỗi năm chỉ một lần vào dịp xuân về, nhưng sức sống hoa mai trong lòng người thì không chỉ giới hạn trong vài ba ngày Tết mà trở nên trường cửu. Người ta ngóng trông Mai suốt cả năm ròng nên khi cái Tết qua đi, hầu như không ai muốn rời bỏ hoa Mai ngay lập tức mà còn cố vương vấn.
Có lần, có người bạn ngoài Bắc vô thăm Huế, ghé nhà tôi chơi. Tết đã qua được gần một tháng, song trên bàn làm việc, tôi vẫn còn chưng một cành mai, và hoa thì không còn lấy một nụ. Bạn tôi thắc mắc: “ Anh có biết hai câu kết trong bài Cáo tật Thị Chúng của Mãn Giác thiền sư:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”.
Vẫn biết là thiền sư có ý dạy rằng “đừng có nghĩ xuân tàn thì hoa rụng hết, bởi đêm qua trước sân vẫn có một nhành mai” để nói về cái vòng luân chuyển tất yếu của thiên nhiên và sinh mệnh. Nhưng sao tôi vẫn nghĩ hơi khác một chút. Đã tàn xuân mà thiền sư trông thấy mai. Ấy mới là sự lạ. Phải chăng có cành mai nởi muộn, hay chỉ là cách nói ẩn dụ của cách nói “ xuân này nối tiếp xuân kia”. Tôi độ rằng thiền sư đã nhìn thấy sự trường cửu của mùa xuân nơi một cành mai tàn trước chùa mà nói vậy. Cành mai này hẳn là không có hoa rồi, nhưng sư Mãn Giác đã nhận ra được thông điệp của mùa xuân kế tiếp, của thế hệ kế tiếp nơi cành mai ấy mà truyền bảo cho đệ tử. Tôi giữ cành mai tàn trong nhà cũng là mong được nhìn thấy sự trường cửu của mùa xuân trong căn phòng của mình vậy. Bạn tôi đáp: “ Người Huế các anh thi vị cuộc sống quá. Dân Bắc chúng tôi, sau Tết là ném ngay cành Đào lên chiếc xe rác chạy ngang trước cửa cho nó rảnh nhà. Hơi đâu mà…”. Anh bỏ lửng câu nói, nhưng tôi đoán anh đang cười thầm suy nghĩ có vẻ lẩn thẩn của tôi.
Mà đâu chỉ có mình tôi có lòng với mai. Thử ngẫm mà xem có loại hoa nào mà văn chương nước Việt nhắc đến nhiều như hoa Mai. Mai đi vào “thơ thiền” của sư Không Lộ thời Lý, có mặt trong “ thơ thẩn” của Nguyễn Trãi thời Lê. Hình ảnh của hoa mai cũng được thi hào Nguyễn Du mượn tả về nét đẹp, quý phái , đoan trang của chị em Thúy Kiều: “Mai cốt cách tuyết tinh thần. Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”. Tản Đà thì dùng hình ảnh “xương mai một nắm hao gầy” để nói lên nỗi niềm của mình trong lời thề non nước. Ngay như Nguyễn Đình Chiểu, khi đôi mắt của ông không còn nhìn được sắc vàng rực rỡ cùa mai, thì hình ảnh về loài hoa xuân ông từng yêu quý vẫn được ông ghi lại trong ký ức và được vẽ ra bằng một nét bút tài hoa: “ Hữu tình thay ngọn gió đông. Cành mai nở nhụy, lá tòng reo vang”. Và khi muốn nói về cuộc hội ngội đầy chất thi vị, tao nhã giữa đôi trai tài gái sắc Vân Tiên – Nguyệt Nga, Nguyễn Đình Chiểu lại mượn hình ảnh của mai để so sánh: “ Mai hào vận điểu, điểu hòa vận mai”. Rồi Thanh Hài, Chế Lan Viên, Lê Văn Thảo,… những văn, thi sĩ thời đánh Mỹ, giữa những đau thương khốc liệt của chiến tranh vẫn có những vần thơ, những áng văn đằm thắm, trữ tình viết về hoa mai. Chừng đó thôi cũng nói lên cái địa vị cao quý của hoa mai trong lòng các thi nhân Việt Nam.
Song theo thiển ý, có hai câu thơ, tương truyền của Chu Thần Cao Bá Quát, xứng đáng là những ngôn từ đẹp nhất, trân trọng nhất mà người ta có thể viết ra để xưng tụng hoa mai:
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai
( Mười năm chu du tìm gươm cổ
Cả đời chỉ cúi lại hoa mai ).
Hoa mai đối với riêng tôi cũng đầy ắp những nổi niềm. Trong bước đường phiêu lãng của mình, tôi cũng có rất nhiều kỷ niệm với mai. Đó là những ngày tôi là một sinh viên nghèo, không đủ tiền xuôi Nam ăn Tết cùng gia đình, đành ở lại Ký túc xá kiếm cành mai làm bạn, ngồi uống rượu suông, chờ mùa xuân mang thêm cho mình một tuổi. Đó là những ngày theo chân bè bạn về quê người ăn Tết, ngắm nhìn vườn mai vàng rực như muốn dát vàng lên đồi cát trắng Phong Thu. Đó là lúc tôi ngồi ngắm trăng nơi vườn mai nở muộn trong Hoàng Thành Huế, rưng lòng trước cái đẹp của đêm nguyên tiêu, mà ngâm ngợi bài “Nguyệt mai” – một bài cổ thi có trên chiếc dĩa trà sứ men đồ men lam Huế, tôi đã thuộc nằm lòng từ cái ngày đầu tiên theo nghiệp khảo cứu đồ xưa:
Mai hoa đắc nguyệt cánh thiên thần
Nguyệt lý mai hoa sắc dũ chân
Quế điện lung linh hoa lộng ảnh
Hoa chi diêu duệ nguyệt xâm nhân
Mê ly nguyệt để hoa xâm ngọc
Tịch mịch hoa gian nguyệt tuyệt trần
Ngã ái mai hoa kiêm ái nguyệt
Nhất mai nhất nguyệt lưỡng giai xuân.
Cũng vì mai mà tôi từng liều lĩnh dấn thân vào cuộc bút đàm với các bậc cao minh trong làng cổ ngoạn về gốc gác hai câu thơ: “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người xưa”. Thơ của ai đây? Của Nguyễn Du như người đời thường gán ghép, hay cảu Định Viễn Quận Vương, hoàng tử thứ 6 của vua Gia Long, hoặc của Đông Các đại học sĩ Đinh Phiên, người đã phụng mệnh vua Gia Long làm phó sứ cho Cần Chánh đại học sĩ Nguyễn Xuân Tình sang Thanh năm 1819, như một giả thuyết đang gây tranh luận.
Song cái kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi tôi đứng dưới chân lâu đài Osaka vào ngày 6/3/1998 trong một rừng mai muôn hồng nghìn tía. Hôm ấy, cô Junko Kusaka, một người bạn Nhật, biết tôi thích mai nên rủ tôi đến chân thành Osaka để ngắm hoa. Tôi hào hứng theo chân cô, nhưng tưởng là sẽ được ngắm một vườn mai vàng rực như ở chốn quê nhà sau một cái Tết vắng bóng mai vàng. Tôi hồi hộp bao nhiêu khi thấy hai chữ Mai lâm (Rừng mai) ở lối vào vườn mai, thì càng thất vọng bấy nhiêu khi thấy trước mắt là một rừng đầy mai đỏ và mai trắng mà không một bóng mai vàng. Hóa ra cái tôi thèm muốn, cái tôi nhớ nhung và cái tôi tản mản nãy giờ là hoàng mai, là mai vàng chứ không phải một thứ mai nào khác.
Ừ nhỉ họ hàng mai vốn có nhiều loại, nhưng ta chỉ nặng lòng với chỉ mình ngươi. Mai Vàng ơi !!!



http://www.minhquy888pham.co.cc

3Những Bài Văn Mẫu Empty Re: Những Bài Văn Mẫu Mon Nov 15, 2010 6:04 am

Admin

Admin
Admin
Admin

Trang Web Liên Kết Khoa Công Nghệ Thông Tin ĐH Khoa Học Tự Nhiên
[You must be registered and logged in to see this link.]

Trang Web Giải Trí Việt
[You must be registered and logged in to see this link.]

Trang Web Nghe Nhạc Hot Online
[You must be registered and logged in to see this link.]

Trang Những Bài Văn Mẫu
[You must be registered and logged in to see this link.]

http://www.minhquy888pham.co.cc

4Những Bài Văn Mẫu Empty Re: Những Bài Văn Mẫu Wed Sep 28, 2011 12:03 am

Admin

Admin
Admin
Admin

Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò …

Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại . Tài năng kiệt xuất và đức độ cao cả của họ đã có ảnh hướng quyết định đến vận mệnh đất nước . Đọc lại áng văn “ Chiếu dời đô “ của Lí Công Uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời “ Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn , chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ . Qua đó , chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc .

“Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – 1 triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .

Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của 1 dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dừơng như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .

Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của 1 người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lí Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt ko chỉ là 1 nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm 1 nơi “trung tâm của trời đất” , 1 nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .

Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !

Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Theo em , phần đầu nhà vua đưa ra những lí lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lí Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .

“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .

Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương , Hàm Tử . Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông . Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim ý chí của một anh hùng dân tộc .

Đọc “Hịch Tướng Sĩ” cứ ngỡ như nghe tiếng nói của cha ông , của non nước . Nó nồng nàn 1 tinh thần yêu nước . Nó nồng nàn 1 tinh thần yêu nước , nó biểu hiện 1 lòng câm thù giặc sâu sắc , 1 ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù , ko chỉ là của riêng Trần Hưng Đạo mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc .

Trrước tai hoạ đang đến gần : quân Mông – Nguyên đang lăm le xâm lược lần thứ 2 với quy mô chưa từng thấy hòng ko cho 1 ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn quân , Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ 1 lòng , chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn . Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm , những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giắc và những việc cần làm để chống giặc .

Trần Quốc Tuấn đau nỗi đau của dân tộc , nhục cái nhục quốc thể . Viết cho tướng sĩ , nhưng ta thấy ông phơi trải tấm lòng mình . Nổi bật nhất là lòng căm thù giặc . Tác giả thật ngứa mắt khi thấy “sứ giặc đi lại nghênh ngang” , thật ngứa tai khi chúng “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình” . Tác giả rất kinh bỉ , đã “vật hoá” chúng , gọi là “dê chó” , là “hổ đói” .“Ta thường tới bữa quên ăn , nửa đêm quên vỗ gối , ruột đau như cắt”

http://www.minhquy888pham.co.cc

5Những Bài Văn Mẫu Empty Re: Những Bài Văn Mẫu Wed Sep 28, 2011 12:03 am

Admin

Admin
Admin
Admin

Rừng có nhiều ích lợi với con người. Con người cần bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh điều đó.

“Rừng" - Tiếng gọi thân thương và quen thuộc của người dân Việt Nam. Dân tộc ta cất lên tiếng gọi đó bằng tất cả lòng thành kính, mến yêu. Tình yâu đó xuất hiện cả trong ca dao, tục ngữ, xuất hiện cả trong tiếng nói tâm tình của nhân dân ta từ bao đời nay. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người không biết lợi ích cảu rừng đối với họ và trách nhiệm của họ đối với rừng. Chính vì vậy, tình yêu mà dân tộc ta gìn giữ bao đời nay đang dần bị tàn phá...
Rừng - người bạn thân thiết của chúng ta thực ra có rất nhiều ích lợi, chính điều đó đã trở thành những gì thiết thực và quan trọng nhất trong đời sống con người từ xưa đến nay. Hàng trăm triệu năm trước Công Nguyên, con người đã biết lấy gỗ rừng, khai thác rừng để làm nhà, làm vật dụng. Bằng chứng xác thực là sau hàng trăm thế kỉ, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những vật dụng đó trong lòng đất. Cho đến nay, gỗ rừng vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là tài sản vô giá. Mỗi chúng ta đều có thể thấy các loại gỗ quý ở trong các đền chùa: tượng phật, trong viện bảo tàng: các tác phẩm nghệ thuật. Và trong 30 năm trở lại đây, gỗ đã trở nên phổ biến hơn nhờ sự góp mặt trong viêc làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hiện đại. Trong những trang sử hào hùng của đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sảy ra bao nhiêu cuộc chiến, xảy ra bao nhiêu thăng trầm của sự mất mát, sự đau thương và của cả tình yêu đôi lứa,.. và trong tất cả những thứ như hào nhoáng, như ảo tưởng kia đều có rừng bên cạnh, có rừng trở che. Rừng dang rộng cánh tay xanh cho những người con của cách mạng chiến thắng mọi kẻ thù hung ác: từ khởi nghĩa lam sơn với núi rừng Chí Linh cho đến cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp,.. tất cả đều có rừng làm bạn, có rừng ôm ấp, bao bọc. Trước khi có sự tiến bộ và phát triển của y học phương Tây, rừng được mệnh danh là "thiên đường của những loài thảo dược quý" đóng góp một phần quan trọng cho y học phương Đông nói chung và y học Việt Nam nói riêng như: giảo cổ lam, sâm phương nam,.. có tác dụng tốt cho người bị mỡ máu cao và ổn định đường huyết. Hơn thế nữa, rừng chính là "con đê xanh", là rào cản vững chắc cho dải đất ruột thịt miền Trung trước những cơn bão lũ, đem đến cho đồng bào miền Bắc một cái Tết đầm ấm, tránh xa khỏi những biến động thất thường của thời tiết, để cho những giọt nắng đọng lại trên môi em thơ, để cho những hạt mưa gợi lại trên khóe mắt của mỗi người dân đất Việt.. Rừng chống hiên tượng xa mạc hóa, tạo nguồn nước ngầm trong sạch. Rừng con đóng một vai trò quan trọng trong sự sống của mỗi con người chúng ta. Nó là môi trường sinh thái, môi trường sống của tất cả loài người. Quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra: cây hít khí CO2, tạo khí O2 - một loại khí rất cần thiết cho sự sống con người. Rừng chính là "nhà máy lọc bụi " tối tân nhất mà chưa có một nhà máy nào trên thế giới sánh nổi. Rừng không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với con người chúng ta mà con đối với một tài sản vô giá của mỗi quốc gia: thế giới động vật phong phú vì rừng là nơi nuôi dưỡng, sinh sống của các loài thú quý hiếm như: hổ, báo, linh dương, các loài bò sát,.. Chính sự góp mặt của những người bạn này đã khiến hệ sinh thái trái đất trở nên phong phú hơn rất nhiều.
Vậy mà người bạn quan trọng của chúng ta - rừng đang ngày càng bị tàn phá, ngày càng phải chịu những nỗi đau do con người gây nên. Thực trạng phá rừng hiện nay đang ngày càng trầm trọng. Diện tích rừng tự nhiên năm 1943 là 14.350.000 ha, độ che phủ rừng là 43% và diện tích đồi trọc không đáng kể. Thế nhưng đến năm 1995, diện tích rừng chỉ còn 8.253.000 ha, độ che phủ rừng là 28% và diện tích đồi trọc đã tăng lên 13.000.000 ha. Sở dĩ có những con số nghiêm trọng như vậy trước tiên là để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng... Những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ bị chuyển hoá thành đất nông nghiệp còn có thể trồng trọt được lâu dài. Hiện nay, những vùng như vậy hầu như đã bị khai thác hết. Còn những vùng đất dốc, kém phì nhiêu, sau khi bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp, thường cho năng suất thấp, rất dễ và nhanh bị bạc màu, hoặc đòi hỏi phải có những đầu tư tốn kém cho tưới tiêu và cải tạo đất. Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam đang bị chặt phá để làm ao nuôi tôm. Do nuôi tôm kiểu quảng canh, không đúng kỹ thuật, nên năng suất không cao và mỗi ao cũng chỉ cho thu hoạch được vài năm, sau đó người ta lại đi chặt phá rừng làm ao mới. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến mất rừng là lấy gỗ làm củi đốt. Cho đến thế kỷ XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và dầu, chất đốt chủ yếu của con người là củi gỗ. Nhiều nước châu Âu, trong giai đoạn đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đốt gần hết rừng của mình. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, củi và than củi vẫn là chất đốt chính trong gia đình và các bếp đun đang đốt khoảng 1/4 số diện tích rừng bị tàn phá hàng năm. Nguyên nhân thứ 3 là do nạn lâm tặc hoành hành, chúng đã phá hủy hơn 1/3 diện tích rừng tự nhiên của chúng ta, lợi dụng kiểm lâm thiếu các phương tiện như súng và lực lượng mỏng. Nguyên nhân thứ tư gây mất rừng là do cháy. Rừng bị cháy do đốt rừng làm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, thiên tai, chiến tranh... Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một bùi nhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày, nhất là khi không có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dập tắt lửa. Còn một số nguyên nhân khác như khai thác gỗ làm giấy, sản xuất đồ gia dụng,.. Thế nhưng vẫn còn một nguyên nhân nữa vô cùng quan trọng: chiến tranh - nguyên nhân phy lý nhất mà con người phải hứng chịu. Trong 2 cuộc chiến lớn nhất của dân tộc với 2 đối thủ là các cường quốc mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ là Pháp và Mỹ, hàng trăm triệu lít chất đọc hóa học Diosin đã cướp đi hơn 2 triệu ha rừng.
Đứng trước tình trạng phá rừng nghiêm trọng đó, liệu mỗi con người chúng ta có biện pháp gì để khắc phục? Trước hết, việc khai thác rừng cần phai có kế hoạch cụ thể, chi tiết để không khai thác quá mức tài nguyên rừng, tránh ảnh hưởng đến các sinh vật khác. Mỗi người dân cần có ý thức khôi phục nhưng khu rừng bị tàn phá gần nơi mình sinh sống. Khi khai thác, cần thực hiện đúng luật mà Đảng và nhà nước đã ban bố về bảo vệ các loài thú có nguy cơ tuyệt chủng. Đối với các cán bộ kiểm lâm, nhà nước cần có thêm những chính sách ưu đãi để họ có thể bảo vệ rừng tốt hơn nữa. Bên cạnh đó, mỗi học sinh, đội viên chúng ta cần phải có những hiểu biết và tuyên truyền cho những người xung quanh về luật bảo vệ rừng.
"Rừng" - chiếc nôi của chúng ta, lá phổi xanh của Trái đất đang bị tàn phá nghiêm trọng. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần có biện pháp khôi phục và bảo vệ rừng. Hãy góp công sức nhỏ bé của mình để lá phổi xanh ngày càng xanh bạn nhé
Hồn Tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm,
Rừng điêu tàn là Tổ quốc suy vong.

http://www.minhquy888pham.co.cc

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết